Vốn Mở Tiệm Nối Mi Bao Gồm Những Khoản Chi Phí Nào?

Vốn mở tiệm nối mi là bao nhiêu?
Cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào khác, mở tiệm nối mi cần bao nhiêu vốn cũng bao gồm nhiều chi phí. Trong thời gian đầu mới hoạt động, bạn cần tập trung nguồn vốn cho những khoản chi phí sau đây:
Chi phí thuê mặt bằng
Mở tiệm nối mi có một lợi thế đó là không cần mặt bằng quá lớn như tiệm spa hay thẩm mỹ viện. Thông thường, một tiệm nối mi nhỏ có diện tích trung bình khoảng 25m² là có thể hoạt động thoải mái. Nếu mở tiệm nối mi tại các khu vực thành phố lớn như: TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng… thì chi phí khá cao khoảng từ 7 – 15 triệu/tháng. Còn nếu bạn mở tiệm nối mi ở quê hoặc những nơi xa trung tâm thành phố thì giá thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn nhiều, dao động từ 3 – 7 triệu/tháng.
Tuy nhiên, để chọn được vị trí thuận lợi và giá rẻ thì bạn cần dành nhiều thời gian để tìm kiếm và thương lượng với chủ nhà để có được mức giá tốt nhất. Bạn thường sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp trong thời gian đầu.
Chi phí trang trí và thiết kế nội thất
Nối mi là ngành nghề dịch vụ liên quan đến tính thẩm mỹ nên bạn cần phải chú ý trang trí không gian tiệm sao cho đẹp mắt nhất. Những hạng mục cơ bản bạn cần đầu tư là bảng hiệu, giấy dán tường, đèn trang trí, thảm trải sàn, gương và những món đồ trang trí khác tùy theo sở thích cá nhân.
Vào thời gian đầu, bạn chỉ nên đầu tư những thứ cơ bản nhất để tiết kiệm chi phí mở tiệm nối mi. Với tiệm nối mi quy mô nhỏ khoảng 25m² thì có thể cần 10 – 13 triệu để trang trí cơ bản. Bạn cũng nên chú ý chọn những vật liệu đơn giản, có giá thành phải chăng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng bạn nhé!

Chi phí mua trang thiết bị nối mi
Để mở một tiệm nối mi thì chắc chắn không thể thiếu những vật dụng và trang thiết bị nối mi. Tùy theo từng dịch vụ mà bạn sẽ chuẩn bị những dụng cụ chuyên dụng khác nhau. Trung bình cần phải đầu tư khoảng 15 – 20 triệu để mua các trang thiết bị nối mi cơ bản, bao gồm:
- Nhíp nối mi bao gồm: nhíp nối mi classic, nhíp nối mi volume, nhíp tách mi…
- Keo nối mi.
- Băng keo lụa, dán mi, mi giả.
- Cọ chải mi.
- Nước muối sinh lý.
- Cọ vệ sinh mi.
- Chai tạo bọt.
- Tăm bông.
- Sáp tháo mi.
- …

Chi phí thuê nhân viên
Với những tiệm nail mới mở thì bạn không cần có quá nhiều nhân viên bởi vì lượng khách hàng lúc này chưa nhiều. Bạn nên thuê 1 – 2 nhân viên có tay nghề để hỗ trợ hoặc cùng có thể nhận đào tạo học viên.
Nếu thuê kỹ thuật viên có tay nghề khá giỏi thì có mức lương trung bình khoảng 7 – 10 triệu/tháng. Hoặc nếu bạn thuê người chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ thấp hơn, bạn có thể tiết kiệm được một khoản phí hàng tháng.
Chi phí quảng cáo
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì bạn không thể kinh doanh theo cách truyền thống. Phương thức được mọi người sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là chạy quảng cáo. Những kênh mạng xã hội thông dụng mà bạn có thể đầu tư phát triển đó là Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo.
Bạn có thể tự tìm hiểu cách chăm sóc fanpage và chạy quảng cáo hiệu quả. Hoặc nếu có nguồn vốn mở tiệm nối mi lớn thì bạn cũng có thể thuê người có kinh nghiệm để giúp bạn quản lý dự án này. Bạn cần dành khoảng 3 – 5 triệu/tháng để thuê một người quản lý fanpage như trên.

Mở tiệm nối mi cần đóng những loại thuế gì?
Khi kinh doanh một ngành nghề nào đó thì trách nhiệm quan trọng mà bạn cần thực hiện đó là đóng thuế. Vậy đối với lĩnh vực spa nối mi gồm có những khoản phí gì? Cụ thể, kinh doanh spa nối mi bạn cần đảm bảo đóng đủ các loại thế sau đây:
- Thuế môn bài: Đây là loại thuế phải nộp hàng năm cho cơ quan thuế để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh cho cơ sở của bạn. Cách đóng cũng khá đơn giản vì hiện tại tất cả đều được hỗ trợ nhanh gọn và thông thường sẽ đóng theo năm.
- Thuế giá trị gia tăng: Mục thuế này sẽ nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước. Nó còn được biết đến là VAT (thuế thu gián tiếp), nó được tính dựa vào giá trị tăng thêm của món sản phẩm, hàng hóa phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh giữa cơ sở với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các cơ sở nối mi nhỏ có thể không tính loại thuế này vì mọi giao dịch thường bằng tiền mặt nên không có hóa đơn, không kiểm soát được.
- Thuế thu nhập cá nhân: Dựa theo bảng lương hàng tháng của bạn mà sẽ có mức đánh giá thuế thu nhập khác nhau. Nó thường áp dụng với những người có lương trên 11 triệu và nếu ở dưới mức đó, thì bạn không phải chấp hành loại thuế này.
Bên cạnh đó còn rất nhiều loại thuế khác mà có thể bạn phải đóng. Ví dụ, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa vào mức lợi nhuận ròng của cơ sở bạn, thuế tư doanh đối với cơ sở tự mở và bạn là người sở hữu duy nhất. Thuế là một loại chi phí cần phải thực hiện để đảm bảo công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn.
Tùy vào quy mô kinh doanh mà các bạn đăng ký ban đầu thì thuế sẽ khác nhau. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể giảm được phần vốn mở tiệm nối mi nhé!

Cách tiết kiệm vốn mở tiệm nối mi cho người mới bắt đầu
Trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn cần phải tính toán và phân bổ nguồn vốn thật cẩn thận để tránh tình trạng hụt vốn khi đang hoạt động. Thực tế, có không ít trường hợp phải tạm dừng hoạt động chỉ sau một thời gian mở cửa vì lợi nhuận không đủ giúp xoay xở chi phí. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí, hạn chế những rủi ro không cần thiết. Cụ thể:
Thuê mặt bằng nhỏ để tiết kiệm vốn mở tiệm nối mi
Bất kỳ cơ sở nối mi nào cũng sẽ gặp tình trạng vắng khách trong thời gian đầu mở cửa bởi vì chưa có nhiều khách hàng biết đến. Lúc này, lượng khách đến với tiệm nối mi của bạn còn ít, một tiệm nho nhỏ cũng đã có thể đáp ứng được lượng khách hàng đó. Nếu bạn thuê mặt bằng diện tích quá lớn thì sẽ phải trả thêm một khoản tiền không cần thiết. Khi phải chịu tiền thuê nhà quá đắt mà doanh thu không đủ sẽ rất dễ bị thua lỗ, hụt vốn.
Bạn có thể tiết kiệm khoản vốn mở tiệm nối mi này để đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị cần thiết hơn hoặc chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Sau một thời gian có doanh thu ổn định, khách hàng gia tăng thì bạn có thể mở rộng quy mô sẽ tốt hơn.
Hạn chế mua trang thiết bị không cần thiết
Một trong những sai lầm mà nhiều người mới mở tiệm nối mi thường gặp phải đó là mua sắm quá nhiều vật dụng không cần thiết. Tâm lý chung của những người mới kinh doanh là mong muốn trang bị thật đầy đủ dụng cụ, máy móc, trang thiết bị cho tiệm.
Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu thực tế của khách hàng tại địa phương mà sẽ có những dịch vụ được ưa chuộng hơn, ngược lại có một số dịch vụ không được yêu thích. Khi ấy, những dụng dụ không được sử dụng sẽ bị lãng phí và hư hỏng sau một thời gian. Trong khi đó, bạn phải cần thêm một số tiền để mua thêm những đồ dùng cần phải có khác.
Cách giải quyết tình trạng này là bạn nên dành thời gian để nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng tại địa phương. Sau vài tháng hoạt động, bạn sẽ nhận biết dịch vụ nào được ưa chuộng và lúc ấy sẽ trang bị thêm những vật dụng cần thiết.

Không thuê quá nhiều nhân viên
Như đã phân tích, khi mới bắt đầu kinh doanh thì lượng khách hàng sẽ không quá nhiều, thậm chí là rất ít. Bạn có thể “lấy công làm lời”, tự thực hiện mọi công việc để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên. Hoặc nếu cần thiết thì chỉ nên thuê 1 – 2 nhân viên hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách tuyển học viên cần vừa học vừa làm để trau dồi kinh nghiệm. Lợi ích của việc này là bạn không cần phải trả mức lương quá cao như những người có kinh nghiệm. Thông thường, bạn chỉ cần hỗ trợ một khoản chi phí khoảng 3 – 4 triệu/tháng. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không cần thiết mỗi tháng.
Hy vọng bài viết đầy đủ này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vốn mở tiệm nối mi cho những người có ý định kinh doanh. Bên cạnh đó, NQ Medical mong muốn bạn tối ưu được mọi chi phí, tiết kiệm được tài chính để có thể phát triển lâu dài. Chúc bạn khởi nghiệp thành công với ý định kinh doanh cơ sở nối mi cũng mình!