Tiêu Chuẩn CE Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Chứng Nhận CE
Tiêu chuẩn CE là gì?
Tiêu chuẩn CE là chữ viết tắt của cụm từ European Conformity, đây được xem là loại chứng nhận bắt buộc đối với các thiết bị điện – điện tử được lưu thông trong khối liên minh Châu Âu EU. Tiêu chuẩn CE là một loại hộ chiếu kỹ thuật thương mại, chứng nhận sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn sản xuất theo quy định của khối các nước đồng minh Châu Âu.
Chứng chỉ này ra đời từ năm 1985, không chỉ sử dụng cho các sản phẩm trong khối liên minh mà còn áp dụng cho mọi thiết bị sản xuất để bán ra các nước bên ngoài khối EU. Thiết bị đạt tiêu chuẩn CE có nghĩa là đã được kiểm định và đảm bảo yêu cầu về sản xuất của các nước trong khối EU. Nên sẽ ít nhất đảm bảo các yêu cầu cơ bản như đầy đủ pháp lý y tế, bảo vệ môi trường và an toàn với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, chứng chỉ CE không phải là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoặc chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Nó là một loại nhãn hiệu hành chính để lưu thông và nhận biết trên thị trường. Ký hiệu CE là thứ bắt buộc phải có trên tất cả các thiết bị xuất khẩu hoăc sử dụng trong 27 quốc gia EU và thêm các nước như: Iceland, Nauy, Liechtenstein.
Ý nghĩa của giấy chứng nhận CE
Tất cả các thiết bị được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn CE có nghĩa là đều đã được đánh giá, kiểm định kỹ càng trước khi tung ra và lưu hành trên thị trường. Nó cũng đạt chuẩn yêu cầu về an toàn sức khỏe, môi trường được đặt ra bởi 27 quốc gia thành viên trong khối. Cụ thể, giấy chứng nhận CE có giá trị như:
- Định danh sản phẩm: Khi nhà đầu tư muốn tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị điện tử thì sẽ dễ dàng hơn khi thấy ký hiệu CE trên máy. Điều này mang ý nghĩa đặc biệt, giúp khách hàng dễ nhận biết hơn về nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo sự uy tín trên thị trường.
- Tính cạnh tranh cao: Theo các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới nhận định, thiết bị được cấp chứng nhận bởi các tổ chức lớn, sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ. Khẳng định giá trị, độ an toàn và lưu hành dễ hơn trong thị trường EU.

Đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn CE
Theo các chuyên gia, tiêu chuẩn CE ban đầu được ban hành để sử dụng nội bộ cho các quốc gia thành viên của EU. Sau đó được mở rộng ra cho các các quốc gia thành viên hiệp hội EFTA. Nhưng vì nhu cầu sử dụng, trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng lớn nên hiện nay chứng chỉ CE được sử dụng phổ biến hơn.
Các đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn CE bao gồm 27 nước thành viên trong khối liên minh Châu Âu. Ngoài ra còn có một số nước là Iceland, Nauy, Liechtenstein. CE chính là nghĩa vụ, lợi thế để các quốc gia thực hiện khi muốn sản xuất và mua bán thiết bị điện tử trên thị trường.
Những sản phẩm bắt buộc có giấy chứng nhận CE
Bạn sẽ hiểu rõ hơn về phân loại, tên của các thiết bị cần phải có giấy chứng nhận CE qua bảng thống kê sau đây. Cụ thể như sau:
- Thiết bị y tế cấy dưới da.
- Thiết bị lĩnh vực năng lượng khí đốt.
- Cáp sử dụng để chuyên chở con người.
- Tất cả các thiết bị điện, điện tử.
- Chất nổ dân dụng.
- Các loại nồi hơi nước nóng.
- Thùng để đóng gói.
- Thiết bị y tế sử dụng trong chẩn đoán ống nghiệm.
- Thang máy.
- Điện áp thấp.
- Máy móc công nghiệp.
- Dụng cụ đo.
- Thiết bị y tế.
- Thiết bị áp lực đơn.
- Thiết bị cùng với hệ thống bảo vệ được sử dụng trong vùng không gian dễ cháy nổi.
- Dụng cụ cân không tự động.
- Các loại thiết bị bảo vệ cá nhân.
- Thiết bị áp lực.
- Pháo hoa.
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây.
- Du thuyền.
- Đồ chơi an toàn.
- Các loại vật liệu xây dựng.

Những sản phẩm không cần thiết có chứng nhận CE
Bên cạnh các sản phẩm kể trên, những mặt hàng không cần thiết có chứng nhận CE bao gồm: hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm và ngành thực phẩm. Một số ngành hàng liên quan đến dệt may, hóa mỹ phẩm cũng không cần dấu CE vẫn có thể lưu hành giữa các quốc gia trong khối EU hoặc từ bên ngoài vào.
Thủ tục làm giấy chứng nhận tiêu chuẩn CE theo quy định
Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, phân phối thiết bị điện tử để xuất khẩu thì họ rất quan tâm đến tiêu chuẩn CE. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa, trao đổi, giao dịch.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Mẫu giấy để làm chứng nhận CE.
- Sơ đồ chi tiết tổ chức của công ty.
- Tài liệu chi tiết về thông số, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.
- Kế hoạch kiểm soát trang bị, các phương thức đo lường, thử nghiệm.
- Giấy công bố kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của các phòng thí nghiệm đã được công nhận.
Điều đặc biệt, tất cả mọi thủ tục, giấy tờ liên quan đều được các tổ chức đánh giá giữ bí mật, không rò rỉ, tiết lộ thông tin ra bên ngoài. Nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.
Quy trình làm chứng nhận CE
Quy trình làm chứng nhận CE rất nhanh và đơn giản. Nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu thì có thể tham khảo 8 bước quy trình chuẩn sau đây:
- Bước 1: Xác định đúng chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng.
- Bước 2: Xác định đúng yêu cầu chi tiết.
- Bước 3: Kiểm định, phân tích, đánh giá sản phẩm đáp ứng chuẩn hay không.
- Bước 4: Cung cấp hồ sơ, tài liệu kỹ thuật TCF.
- Bước 5: Công bố tính phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking dành cho thiết bị.
- Bước 6: Cấp chứng nhận lại.
- Bước 7: Đánh giá mở rộng với các tiêu chuẩn lớn hơn.
- Bước 8: Đánh giá đột xuất.

Tiêu chuẩn CE là một trong những loại chứng nhận quan trọng trong lĩnh vực máy móc, thiết bị. Nắm rõ lý thuyết và những ý nghĩa liên quan đến loại tiêu chí này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có được sự lựa chọn, đánh giá tốt hơn trong việc trang bị, phân phối máy móc, thiết bị. Hãy theo dõi NQ Medical mỗi ngày để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích bạn nhé!