Mở Tiệm Nail Ở Quê Bao Nhiêu Tiền? Những Điều Cần Lưu Ý
Mở tiệm nail ở quê có thực sự tiềm năng?
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của mọi người cũng theo đó mà gia tăng theo. Không chỉ thể hiện ở những bộ quần áo xinh đẹp, những đôi giày cao gót hay những mẫu tóc hợp thời mà bộ móng nhỏ xinh cũng được chị em chăm sóc thật chu đáo. Vì thế, việc điểm trang cho đôi bàn tay, bàn chân đã trở thành sở thích và là nhu cầu của phái đẹp.

Mặc dù kinh doanh tiệm nail không phải là lĩnh vực mới nhưng đa số các tiệm nail ở quê thường hoạt động theo phương thức truyền thống với quy mô nhỏ, dịch vụ hạn hẹp. Các dịch vụ làm nail ở quê dường như không có sự đột phát và đáp ứng tối đa nhu cầu làm đẹp của hội chị em.
Nếu bạn có khả năng xây dựng một tiệm nail với đa dạng các dịch vụ, không gian nội thất được trang trí hài hòa đẹp mắt cùng thái độ phục vụ chuyên nghiệp sẽ dễ dàng gặt hái thành công. Chính những điều này tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ đi trước.
Vì vậy, khi đã hiểu rõ thị trường và đánh giá chính xác khả năng của mình thì bạn cần lên kế hoạch kinh doanh tiệm nail thật chi tiết. Việc chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp bạn duy trì bền vững và vượt xa các đối thủ khác.
Lợi ích khi mở tiệm nail ở quê
Vào giai đoạn đầu khi kinh doanh tiệm nail ở quê, bạn sẽ gặp một số khó khăn về ý tưởng, nguồn vốn, nhân sự, quảng bá hay tìm kiếm khách hàng. Nhưng chỉ cần kiên trì, bạn nhất định sẽ đạt được những kết quả tốt. Bởi mô hình kinh doanh này không chỉ mang đến nhiều cơ hội phát triển mà còn có nhiều lợi ích như:
Mở tiệm nail ở quê không cần nhiều vốn
Một trong những lợi ích đầu tiên khi kinh doanh tiệm nail ở quê là bạn có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí đầu tư. Bởi vì hầu hết các chi phí ở quê đều rẻ hơn so với thành thị từ mặt bằng cho đến chi phí mua các trang thiết bị hay chi phí thuê nhân viên.
Đa số những ai chọn kinh doanh ở quê thường tận dụng mặt bằng có sẵn của gia đình nên không cần tốn tiền thuê nhà hàng tháng. Hoặc nếu có thuê mặt bằng thì mức giá cũng sẽ thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 5 – 8 triệu/tháng là bạn đã có cho mình một mặt bằng rộng khoảng 150m². Tùy theo từng khu vực sẽ có sự chênh lệch giá và diện tích khác nhau. Tiết kiệm tiền thuê mặt bằng là cách giúp bạn giảm gánh nặng tài chính hàng tháng.
Giá cả các trang thiết bị hoặc đồ làm nail ở quê cũng có giá thấp hơn ở đô thị lớn. Tuy nhiên, có một hạn chế khi mua đồ làm nail ở quê đó là ít sự đa dạng và khó bắt kịp xu hướng. Vì thế, nếu bạn có nguồn kinh phí khá tốt thì nên chọn mua hàng ở những cửa hàng lớn để chọn được những món đồ tốt nhất nhé!
Một yếu tố không thể thiếu để tiệm nail hoạt động tốt hơn đó là thuê nhân viên. Ngoài bạn là người thực hiện và quản lý chính thì cũng cần có thêm 1 – 2 người hỗ trợ vào những lúc khách đông hoặc thay phiên nhau trông nôm. Có thể tuyển nhân viên học việc, vừa học vừa làm để tiết kiệm chi phí. Trung bình mức lương cho nhân viên làm nail ở quê khoảng 3 – 8 triệu/tháng và còn phụ thuộc vào mức độ kinh nghiệm, bạn có thể linh hoạt tuyển chọn sao cho phù hợp với tiệm nail của mình nhất.

Mở tiệm nail ở quê có lợi nhuận cao
Chi phí thấp cũng là một trong những yếu tố tạo nên lợi nhuận cao cho tiệm nail của bạn. Trong thời gian đầu bạn sẽ gặp khó khăn về việc tìm kiếm khách hàng, nhưng khi đã được sự tin tưởng và ủng hộ của mọi người thì những tháng sau đó bạn sẽ có được lượng khách hàng ổn định giúp duy trì doanh thu của tiệm.
Ở quê thường rất ưa chuộng các dịch vụ làm cắt da, sơn móng, vẽ móng, chà gót chân, chăm sóc móng. Bên cạnh đó, bạn có thể cung cấp thêm khác dịch vụ đi kèm khác như gội đầu, massage, đắp mặt nạ… sẽ giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn và sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
Mặt khác, các bạn trẻ ở quê không có điều kiện để đi học nghề nail tại trung tâm hoặc trường lớp chuyên nghiệp. Sự lựa chọn tốt nhất của họ là chọn học nghề trực tiếp tại tiệm nail và họ sẽ trả một khoản phí dạy nghề cho bạn giúp bạn có thêm thu nhập hàng tháng bên cạnh việc làm nail.
Chính những điều này sẽ giúp bạn có khoản doanh thu tốt và đạt lợi nhuận như mong muốn. Những điều mà những tiệm nail ở thành phố rất khó có được.
Tiệm nail ở quê có lượng khách hàng ổn định
Tâm lý chung của các chị em ở vùng quê là thích sự quen thuộc. Vì vậy, chỉ cần dịch vụ bạn cung cấp cho họ đủ tốt, chi phí hợp lý thì họ sẽ thường xuyên ghé tiệm của bạn khi có nhu cầu. Đây chính là nguồn khách hàng ổn định mà các tiệm nail ở thành thị khó có được.
Ngoài ra, ở quê cũng thường có nhiều sự kiện tiệc tùng nên tần số chị em đi làm nail cũng rất thường xuyên. Vì vậy, khi mở tiệm nail ở quê bạn có thể yên tâm về lượng khách hàng vào những dịp này.

Vốn mở tiệm nail ở quê là bao nhiêu?
Bên cạnh thắc mắc kinh doanh tiệm nail ở quê có thực sự tiềm năng không, thì mở tiệm nail cần bao nhiêu vốn cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi ngoài sự kiên trì, lòng quyết tâm, tay nghề vững thì chi phí chính là yếu tố quan trọng nhất đối với một người đang có ý định kinh doanh.
Thực tế, vốn mở tiệm nail ở quê không có mức cố định bởi nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, chi phí này sẽ dao động trong khoảng vài chục cho đến vài trăm triệu tùy vào cách mà bạn đầu tư. Cụ thể như sau:
Chi phí thuê mặt bằng: 5 – 8 triệu
Mở tiệm nail thì việc đầu tiên cần làm đó là chuẩn bị mặt bằng. Mặt bằng ở quê thường có giá thuê khá rẻ chỉ khoảng 5 – 8 triệu/tháng. Nhưng vì đây sẽ khoản tiền cố định mà bạn phải chi trả hàng tháng, nên hãy cân nhắc đến giá cả nhiều hơn khi thuê nhé. Bởi nếu không “cân đo đong đếm” cẩn thận, bạn có thể sẽ trắng tay dù vất vả ngày đêm.
Chi phí thi công và thiết kế tiệm nail: 2 – 5 triệu
Nếu muốn thu hút khách hàng, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định thì bạn không được bỏ qua việc thi công, thiết kế cửa hàng khi mở tiệm. Bạn sẽ cần chi trả từ 2 – 5 triệu để sửa sang, trang trí, làm bảng hiệu.
Bảng hiệu tiệm nail là bộ mặt của cửa hàng. Một số người “nhìn mặt mà bắt hình dong” sẽ ghé vào tiệm nếu thấy bảng hiệu đẹp nên hãy chú ý đến tính thẩm mỹ khi thiết kế. Tên cửa hàng phải to, rõ ràng, cân đối và bắt mắt.

Chi phí mua dụng cụ làm nail: 5 – 20 triệu
Mỗi máy móc hoặc thiết bị sử dụng cho việc làm nail sẽ có giá dao động khoảng 500 nghìn đến 3 triệu. Nếu xác định kinh doanh lâu dài, hãy mua những loại máy móc chất lượng tốt, có độ bền cao để tiết kiệm chi phí sau này.
Mặc dù việc đầu tư sơn gel và mẫu nail là vô cùng quan trọng khi mở tiệm tiệm nail ở quê và bất kỳ nơi nào khác. Nhưng nếu kinh phí của bạn quá hạn hẹp, bạn chỉ cần mua các màu sơn cũng như mẫu nail cơ bản, được ưa chuộng trước.
Sau khi tiệm hoạt động ổn định thì bắt đầu bổ sung nhiều màu, nhiều mẫu nail hơn theo sở thích khách hàng cũng như xu hướng làm đẹp ở thời điểm đó. Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu khá hiệu quả. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 5 – 20 triệu là đã có thể trang bị khá đầy đủ các màu sơn gel hay mẫu nail “xịn” rồi nhé!
Chi phí mua nội thất: 2 – 15 triệu
Một trong những khoản phí quan trọng khi kinh doanh tiệm nail mà bạn cần lưu ý, đó là phí mua kệ, tủ, ghế làm nail. Hãy đánh giá diện tích của cửa hàng, sau đó lựa chọn tủ, kệ, ghế có kích thước phù hợp nhất.
- Về kệ và tủ, bạn hãy chọn những loại tủ, kệ có màu sắc hài hòa với màu cửa hàng. Hoặc chọn màu sắc trung tính như trắng hoặc đen để dễ trang trí. Nếu kinh phí nhiều, có thể mua tủ kệ bằng gỗ hoặc inox cao cấp. Nếu chi phí thấp thì mua các loại tủ, kệ nhựa. Chi phí cho khoản này sẽ là 2 – 10 triệu.
- Về ghế làm nail, bạn hãy mua từ 1 – 2 chiếc ghế với giá từ 5 – 15 triệu/ghế (trong ghế bao gồm ghế, chậu ngâm, vòi rửa, ghế kê, ghế ngồi cho nhân viên). Ở cửa hàng nội thất sẽ có đa dạng loại ghế cho bạn lựa chọn. Tốt nhất, nên chọn loại ghế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thoải mái. Sau này, nếu cửa hàng “làm ăn phát đạt”, thì mới cần bổ sung thêm ghế theo nhu cầu thực tế.
- Bên cạnh đó, một số trường hợp, bạn cũng có thể đầu tư thêm bàn làm nail, ghế ngồi chờ (1 – 3 triệu), để phòng trường hợp đông khách.

Chi phí thuê nhân viên: 3 – 8 triệu
Thực tế thì có rất ít cửa tiệm nail thuê nhân viên ngay từ khi mở tiệm ở quê. Các chủ cửa hàng sẽ căn cứ vào tình trạng, số lượng khách hàng theo giai đoạn để thuê người hỗ trợ. Nếu trường hợp bạn mở một tiệm nail lớn thì có thể thuê từ 1 – 2 nhân viên với mức lương từ 3 – 8 triệu/người mỗi tháng.
Ngân sách dự phòng: 10 – 20 triệu
Mặc dù kinh doanh tiệm nail ở quê rất có tiềm năng và có thể mang đến lợi nhuận cao. Nhưng không phải ai cũng thuận lợi ngay từ ban đầu. Một số trường hợp phải mất từ 6 tháng đến 1 năm mới hoàn lại vốn. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên chuẩn bị phí dự phòng từ 10 – 20 triệu để sử dụng cho các trường hợp cần thiết.

Tổng kết lại, để mở một tiệm nail với quy mô vừa tại quê thì bạn cần chi số vốn khoảng 80 – 150 triệu cho việc setup hoàn thiện đưa tiệm nail vào hoạt động. Chi phí và doanh thu có ý nghĩa quyết định sự thành bài của việc kinh doanh nên bạn cần tính toán thật cẩn thận trước khi quyết định tiến hành nhé!
Những lưu ý khi kinh doanh tiệm nail ở quê giúp hạn chế rủi ro
Phần lớn mọi người đều nghĩ mở tiệm nail ở quê là một mô hình tiềm năng, đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng chỉ những ai đã từng kinh doanh cửa hàng rồi mới biết, khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng. Bạn sẽ có hàng trăm thứ phải tìm hiểu, phải quan tâm.
Để giúp bạn thuận lợi mở tiệm nail như mơ ước, ở phần này, NQ Medical sẽ chia sẻ cho bạn một số lưu ý khi kinh doanh. Những kinh nghiệm này được chúng tôi tổng hợp và rút ra trong quá trình hỗ trợ setup cửa hàng cho các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đăng ký kinh doanh khi mở tiệm nail ở quê
Tiệm nail nhỏ của bạn thuộc mô hình kinh doanh cá thể. Nên việc đăng ký kinh doanh là hết sức cần thiết. Nếu không xin giấy phép đã tự ý kinh doanh, bạn sẽ bị phạt hành chính từ 2 – 3 triệu đồng.
Để được pháp luật bảo vệ quyền lợi, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm: Giấy đăng ký kinh doanh; CMND/ CCCD photo công chứng; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng đất để tiến hành đăng ký kinh doanh nhé!
Thông thường, sau khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền, bạn sẽ được cấp giấy phép hoạt động trong khoảng 5 – 7 ngày.

Có kế hoạch kinh doanh cụ thể
Những việc làm được lên kế hoạch, sẽ dễ thành công hơn. Cho nên, hãy chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Với đầy đủ mục tiêu, định hướng, chiến lược kinh doanh, phương án giải quyết rủi ro… Nếu bạn không giỏi trong phần này, có thể xin tư vấn từ chuyên gia, những người đi trước. Thị trường luôn có sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, việc lên sẵn những phương án dự phòng cho những vấn đề có thể xảy ra giúp bạn dễ dàng vượt qua khó khăn, tránh được rủi ro.
Đầu tư đúng lúc, đúng nơi
Đầu tư đúng lúc, đúng nơi là yếu tố vô cùng quan trọng để hạn chế vấn đề không mong muốn khi kinh doanh. Như đã nói ở phần trước của bài viết, bạn nên căn cứ vào tình trạng vốn, số lượng khách hàng… từ đó đầu tư sơn gel, ghế ngồi hay nhân sự. Đừng “vung tay quá trán”, đầu tư vào những thứ không cần thiết. Hãy nắm bắt cơ hội, tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo luôn chi tiền đúng thời điểm.
Quảng bá thương hiệu cho tiệm nail
Dù là tiệm nail nhỏ hay lớn thì việc marketing cho tiệm cũng sẽ mang đến hiệu quả rất tốt. Đặc biệt, người ở quê rất thích được khuyến mãi và tặng quà. Do vậy, hãy đánh mạnh vào tâm lý này để thu hút khách hàng, tạo nguồn thu ổn định.
Bạn có thể tạo các chương trình ưu đãi nhỏ như làm 2 tặng 1, giảm giá 50%, tặng voucher khuyến mãi… Nếu cần thiết bạn cũng có thể thuê nhân sự chạy chiến dịch marketing cho cửa hàng.

Đừng bỏ qua tính thẩm mỹ của cửa hàng
Thời gian làm nail trung bình hiện nay là khoảng 30 – 90 phút/người. Tức là người đó sẽ dành khá nhiều thời gian để ngồi tại tiệm nail của bạn, vì vậy, đừng bỏ qua yếu tố thẩm mỹ. Hãy trang trí cửa hàng thật đẹp, hài hòa, luôn giữ tiệm sạch sẽ, gọn gàng để tạo sự thoải mái cho khách hàng. Đây là một trong những phần ghi điểm, góp phần “giữ chân” khách hàng cho tiệm nail của bạn.
Không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề
Dịch vụ chất lượng sẽ mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất, giúp nâng cao uy tín thương hiệu. Để thuận lợi kinh doanh và đạt doanh thu như mong đợi, bạn nhất định phải cải thiện chất lượng của dịch vụ mỗi ngày. Thử tham khảo những gợi ý hữu ích dưới đây nhé!
- Hãy chọn ghế ngồi êm ái, thoải mái.
- Tuyển chọn nhân viên tay nghề cao, có thẩm mỹ.
- Liên tục cập nhật xu hướng làm nail.
- Không ngừng luyện tập, nâng cao tay nghề mỗi ngày.
- Tạo không gian làm nail thư giãn, dễ chịu nhất (trang bị điều hòa, quạt, nước uống…).
- Chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng.

Mở tiệm nail ở quê có thực sự tiềm năng không phụ thuộc vào sự quyết đoán và cố gắng của bạn. Đừng quá lo lắng, nếu bạn còn thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ NQ Medical qua HOTLINE: 1900 6689 để được hỗ trợ tận tình hơn nhé! Chúc bạn mở tiệm nail thành công.