Các Tình Trạng Da Thường Gặp Đáng “Báo Động” Nhất

Các tình trạng da thường gặp cần lưu ý
Các tình trạng da thường gặp được tổng hợp từ phần lớn các vấn đề về da mà mọi người mắc phải do tác động của môi trường hoặc từ bên trong cơ thể. Một làn da có thể gặp một hoặc nhiều các vấn đề nghiêm trọng sau đây:
Da khô ráp và bong tróc
Da khô và bong tróc xảy ra do nhiều tác động từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Đây cũng là tình trạng có thể gặp ở mọi đối tượng cũng như trên tất cả các loại da thường gặp. Đặc điểm nhận biết tình trạng da dễ thấy nhất của vấn đề này là:
- Da mặt căng lên, thường có cảm giác rát nhẹ, đặc biệt là sau khi vừa rửa mặt xong.
- Khi sờ vào da có cảm giác thô ráp, sần sùi và châm chít.
- Trên bề mặt da xuất hiện những mảng da, tế bào chết bị bong tróc. Có thể xảy ra từ mức độ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện nhiều ở vùng cánh mũi, khóe miệng.
- Da có nhiều rãnh nếp nhăn hiện rõ rệt. Trường hợp nặng có thể bị nứt nẻ gây chảy máu, đau rát.
- Khi thời tiết hanh khô, da càng trở nên khô căng, ngứa rát và có màu xám đậm.
- Thường xuyên bị kích ứng, nổi các mẩn đỏ.

Da mặt bị khô rát, bong tróc thường xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:
- Thời tiết thay đổi hoặc trở nên khắc nghiệt: Khi thời tiết chuyển giao từ mùa nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ khiến da trở nên mất độ ẩm, khô rát và nhạy cảm. Ở một số người, có thể bị bong tróc, lột da nhất là vào mùa đông. Đối với thời tiết khắc nghiệt như quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân gây nên khô da. Tình trạng này sẽ diễn ra ở hầu hết các vùng da trên cơ thể kể cả tay, chân, bụng, đùi…
- Quá trình lão hóa da: Càng lớn tuổi, không chỉ làn da mà cả cơ thể của chúng ta đều bị lão hóa. Mất dần khả năng tự điều tiết độ ẩm cũng như không thể duy trì lớp màng lipid khỏe mạnh để giữ nước cho da. Do đó, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra khô da ở hầu hết tất cả mọi người.
- Chế độ độ sinh hoạt thiếu khoa học: Chế độ sinh hoạt bao gồm ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc và tập luyện. Nếu bạn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và nước để cơ thể chuyển hóa nuôi dưỡng cho làn da thì cũng sẽ gây ra vấn đề khô ráp, bong tróc. Hoặc trong thói quen sinh hoạt hằng ngày, bạn thường xuyên đi ngủ muộn, tắm nước quá nóng, không tập luyện thể dục thường xuyên… cũng là những nguyên nhân hàng đầu khiến làn da mất đi sức đề kháng và giảm khả năng giữ ẩm.
- Tác động từ môi trường, ánh nắng: Bụi bẩn, chất ô nhiễm, tia UV là các tác nhân mang đến rất nhiều tác động có hại cho làn da. Không riêng việc làm da khô ráp, sạm đen, sần sùi mà còn có thể gây ra một số bệnh về da như viêm nang lông, mụn viêm, ung thư da. Vì vậy, chúng ta nên sử dụng kem chống nắng mỗi sáng và tẩy trang sạch sẽ mỗi tối để bảo vệ làn da tuyệt đối trước những tác động xấu từ ánh nắng mặt trời, môi trường.
- Các bệnh lý trong cơ thể: Một vài người mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giáp do sử dụng nhiều chất kích thích cũng sẽ làm cho làn da bị tổn thương, khô căng và sạm đen. Ngoài ra, một số bệnh còn có thể gây ra nổi các nốt mẩn đỏ, viêm ngứa trên da hoặc vảy nến, chàm.
Da nám, tàn nhang, đồi mồi
Da nổi các đốm nám, tàn nhang, đồi mồi là do việc bị tăng sắc tố melanin hay còn gọi là hắc tố da. Thực chất, melanin là một chất đóng vai trò hấp thụ ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh và chuyển hóa làm phân hủy những tia UV gây hại cho làn da. Cho nên melanin là thành phần có tác dụng bảo vệ da của con người.
Tuy nhiên, nếu tia UV tác động trực tiếp đến da quá nhiều thì lượng melanin sản sinh ra để phân hủy chúng càng nhiều. Sau đó, melanin không tự mất đi mà sẽ tích tụ lại thành các đốm nâu ở một vùng nhất định trên bề mặt da. Chúng trở thành các mảng nám, tàn nhang, đốm đen.
Đây là các tình trạng da thường gặp với biểu hiện như:
- Các đốm màu nâu nổi lên nhiều ở hai bên gò má, mũi, cằm.
- Các mảng nám, tàn nhang, đồi mồi sẽ có màu sắc theo nhiều mức độ từ nhạt đến đậm. Nhạt có thể là màu vàng sẫm, đỏ, xám, nâu nhạt và đậm sẽ trở thành màu đen.
- Tàn nhang, đồi mồi có kích thước như hạt vầng hoặc hạt đậu. Còn nám da sẽ có dạng mảng rải rác khắp gò má, mũi, trán.

Sạm nám, tàn nhang có tỷ lệ xuất hiện ở làn da của nữ giới nhiều hơn nam giới. Một trong các nguyên nhân gây ra chủ yếu là do:
- Do di truyền: Khoảng 30% nám da, tàn nhang xuất hiện ở những đối tượng có người thân trong gia đình đã bị trước đó. Do đó, với gia đình có cha mẹ, dì cậu, cô chú đang gặp tình trạng nám sạm, khả năng cao sẽ di truyền sang cho thế hệ sau. Khi gặp nám, tàn nhang do nguyên nhân này thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.
- Do lão hóa: Khoảng ngoài 30 tuổi, cơ thể phụ nữ bị suy giảm estrogen . Đây là thành phần nội tiết tố giúp hỗ trợ ức chế quá trình tăng sinh melanin. Vì vậy, nám da dần diễn ra nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong thai kỳ, sau sinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng làm giảm đi lượng estrogen đáng kể. Cho nên trong giai đoạn này, chị em cũng thường hay bị nổi nhiều vết nám, đồi mồi.
- Do căng thẳng, mất ngủ: Nếu cơ thể và tinh thần liên tục gặp các áp lực, mệt mỏi thì quá trình lão hóa da sẽ diễn ra càng nhanh chóng, mạnh mẽ hơn. Khi đó, không chỉ nám, tàn nhang mà ngay cả những nếp nhăn, mụn,… cũng sẽ xuất hiện dày đặc. Việc mất ngủ, thức khuya cũng tác động đến quá trình trao đổi chất dưới da, làm da trở nên yếu hơn, mất đề kháng và nhanh chóng bị lão hóa.
- Do ánh sáng xanh, tia UV: Tia UVA, UVB và ánh sáng xanh từ những thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân chính gây ra nám sạm, tàn nhang. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, chúng kích thích cơ thể tăng sinh, tổng hợp nhiều melanin để bảo vệ làn da. Từ đó, hình thành nên những sắc tố đậm màu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc sẽ có nguy cơ làm bạn nổi nhiều vết nám hơn đó là thuốc tránh thai, thuốc trong nhóm kháng sinh cyclin. Những thuốc này làm thay đổi nội tiết trong cơ thể, từ đó tăng sinh hắc tố da melanin.
- Do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Với khối lượng lớn hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ đã trở thành nạn nhân của mỹ phẩm kém chất lượng. Chúng có tác động bào mòn làm da trở nên tổn thương, mỏng và yếu đi. Lúc này, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường, ánh nắng mặt trời cũng sẽ gây ra tàn nhang, nám, đồi mồi…
Da dễ ửng đỏ, ngứa
Bị ửng đỏ, nổi mẩn ngứa là các tình trạng da thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. Hoặc khi làn da bị giảm khả năng miễn dịch kèm theo phải chịu thêm nhiều tổn hại do những tác động bên trong và bên ngoài thì nguy cơ cao sẽ bị viêm da, nổi mẩn đỏ, dịch ứng, ngứa rát. Những biểu hiện cụ thể có thể thấy như:
- Da mỏng, bị sưng đỏ, ngứa ngáy.
- Da khô nứt nẻ, bong tróc nhẹ và đỏ ửng khắp vùng má.
- Luôn có cảm giác nóng rát, châm chích.
- Một số da bị viêm nặng có thể bị nổi những nốt đỏ mưng mủ và phù nề.

Khi da bị ửng đỏ hoặc ngứa rát chứng tỏ hàng rào bảo vệ da đang bị suy giảm, nguyên nhân là do:
- Da bị tiếp xúc với những tác nhân có hại: Khi hàng rào bảo vệ bị yếu đi, chỉ cần tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, vi nấm, lông thú nuôi, mỹ phẩm kém chất lượng… Cũng có thể gây ra tình trạng ửng đỏ, đau rát khó chịu trên da. Tùy vào mức độ tiếp xúc mà vấn đề này diễn ra nhẹ hoặc nặng, đôi khi còn phụ thuộc vào cơ địa của từng đối tượng.
- Do các bệnh lý trong cơ thể: Khi gặp một số bệnh lý như suy giảm chức năng gan, giảm khả năng đào thảo độc tố. Khiến những chất cặn bã không được thanh lọc hết ra ngoài mà tích tụ lại rồi chuyển hóa gây nóng trong người, viêm ngứa dưới da. Ngoài ra, một số bệnh cũng gây ra tình trạng da này như bệnh chàm, mề đay, phù mạch…
- Dị ứng thời tiết: Các tình trạng da thường gặp như nổi ban đỏ, mẩn ngứa cũng có thể xảy ra do thay đổi thời tiết. Khi đó, cơ thể chúng ta chưa kịp thích ứng nên bị tác động xấu và thể hiện rõ rệt qua làn da.
- Dị ứng với đồ ăn: Những thức ăn nạp vào sẽ được chuyển hóa thành dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các cơ quan chức năng trong cơ thể. Nếu cơ thể không thể dung nạp được một số dinh dưỡng có trong thực phẩm thì hệ miễn dịch sẽ lầm tưởng đó là chất gây hại. Chúng lập tức tạo ra hệ kháng thể để chống lại những dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Từ đó gây kích ứng ngoài da, có thể nổi mẩn đỏ.
- Dị ứng với thuốc chữa bệnh: Các loại thuốc có thể mang tác dụng phụ gây dị ứng da đó là penicillin, aspirin, salicylate, vaccine… Do đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và những chỉ định, chống chỉ định của thuốc trước khi uống.
Da nổi mụn
Có rất nhiều loại mụn với nhiều đặc điểm và biểu hiện khác biệt nhau trên da. Các loại mụn thường gặp nhất là mụn bọc, mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn ẩn… Đặc điểm nhận biết tình trạng da mụn là:
- Mụn bọc: Mụn bọc có hình dáng là những nốt sưng đỏ trên da. Vùng xung quanh hơi cứng, ở giữa có nhân với dịch mủ màu trắng hoặc vàng nhạt. Khi chạm vào nốt mụn có cảm giác hơi đau nhức, mụn có thể bị vỡ ra và hình thành nên vết thâm.
- Mụn đầu đen: Nốt mụn này khá nhỏ và khô cứng, thường sẽ hơi nhô lên trên bề mặt da với một nhân mụn màu đen. Khi chạm vào sẽ không đau và không có hiện tượng bị vỡ ra.
- Mụn trứng cá: Mụn trứng cá sẽ biểu hiện hơi sưng tấy và có cảm giác đau nhức dưới nốt mụn. Bên dưới ổ mụn chứa nhiều mủ, ở trên nhân mụn sẽ có đầu trắng hoặc đầu đen tùy theo cơ địa. Một số mụn trứng cá đỏ thì có màu đỏ mọc xung quanh niêm mạc miệng, mũi và gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Mụn ẩn: Nằm sâu dưới lỗ chân lông và rất khó phát hiện. Thường gây ra những nốt nhỏ sần sùi trên da nhưng không gây đau nhức hay ngứa rát.

Mụn có thể phát sinh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như: mặt, bụng, lưng, bắp tay, mông… Những tác nhân khiến da nổi mụn gồm có:
- Da tiết nhiều dầu nhờn: Làn da sản xuất quá nhiều bã nhờn làm tích tụ vào lỗ chân lông gây ra tắc nghẽn, từ đó dẫn đến việc nổi mụn trên da.
- Do vi khuẩn: Một số loại mụn do vi khuẩn gây ra như mụn trứng cá là P. Acne, mụn trứng cá đỏ là Demodex. Đối với những loại mụn này thì nên có phác đồ điều trị đúng cách từ bác sĩ da liễu.
- Thay đổi nội tiết tố: Ở độ tuổi dậy thì có rất nhiều bạn gặp phải tình trạng nổi mụn. Điều này là do quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể tạo nên. Lúc này, tuyến bã nhờn được thúc đẩy tiết ra nhiều hơn, làm tăng hình thành mụn trên da.
- Tác dụng phụ các loại thuốc chữa bệnh: Những thuốc chữa bệnh với thành phần như: corticosteroid, testosterone, lithium… có thể làm xuất hiện các tình trạng da thường gặp này.
- Do chế độ ăn uống: Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa lượng lớn tinh bột, đường, dầu mỡ thì cũng có thể làm xuất hiện mụn. Vì vậy, hãy luôn có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và vitamin.
Da nổi mao mạch
Da nổi mao mạch hay còn gọi là giãn tĩnh mạch dưới da. Đây là kết quả của việc các van trong tĩnh mạch bị hư dẫn đến lưu thông máu bị ngược chiều. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng da nổi mao mạch sẽ có:
- Thấy rõ những mạch máu giãn rộng, nổi màu xanh hoặc đỏ dưới bề mặt da.
- Những mao mạch có kích thước như sợi tóc.
- Đôi khi làm châm chích, ngứa ở dưới da.

Giãn mao mạch dưới da là một bệnh lý có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm những nguyên nhân sau để phòng tránh:
- Do di truyền: Hiện tượng giãn mao mạch có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Vì đây là một yếu tố có liên quan đến những cấu trúc, sắc tố dưới da mặt.
- Tiếp xúc với ánh nắng: Ánh nắng mặt trời làm cho da bị khô ráp, sần sùi và nhanh chóng bị lão hóa. Da trở nên mỏng hơn, hệ mao mạch cũng bị tác động làm giãn nở rộng ra.
- Tác hại của mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng nhiều mỹ phẩm có chứa corticoid làm phá hủy cấu trúc da. Bào mòn lớp biểu bì da ngày càng mỏng đi, từ đó làm lộ rõ hệ mạch máu dưới da.
Da lỗ chân lông to
Những người có làn da dầu sẽ đi kèm với việc bị to lỗ chân lông hơn những loại da khác bởi bã nhờn và dầu tiết ra quá nhiều tích tụ làm giãn nở lỗ chân lông. Cách nhận biết một trong các tình trạng da thường gặp này là:
- Lỗ chân lông trên bề mặt da phình to.
- Càng về gần vùng chữ T thì lỗ chân lông càng to hơn.
- Bề mặt da tiết nhiều dầu nhờn và có thể có mụn trứng cá.

Lỗ chân lông to sẽ thường khiến mọi người trở nên tự ti hơn về vẻ ngoài của mình. Tuy nhiên, nếu nắm được các nguyên nhân gây ra thì bạn có thể khắc phục dễ dàng hơn.
- Do tuổi tác: Càng lớn tuổi thì da càng mất đi khả năng tăng sinh collagen nên khả năng đàn hồi và độ săn chắc cũng dần mất đi. Từ đó, lỗ chân lông cũng bị kéo giãn ra theo mức độ chảy xệ của làn da.
- Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ trong gia đình có làn da dầu nhờn và lỗ chân lông to thì bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp tình trạng này. Thường thì nam giới sẽ bị ảnh hưởng vấn đề da này nhiều hơn nữ giới.
Những thói quen xấu ảnh hưởng làn da
Làn da chúng ta rất nhạy cảm, các tình trạng da thường gặp trên cũng xảy ra phần lớn do những thói quen xấu thường nhật. Chính vì vậy, bạn hãy hạn chế:
- Sử dụng các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê… vô cùng có hại cho sức khỏe và làn da. Nếu nạp vào quá nhiều có thể gây ra tình trạng mụn, kích ứng hoặc lão hóa da. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia cũng khiến cơ thể dễ bị béo phì làm rạn da.
- Ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột: Những dưỡng chất này nếu nạp vào đủ sẽ tạo ra nguồn năng lượng hoạt động cho cơ thể. Nhưng khi đưa vào cơ thể quá mức cho phép sẽ phá vỡ những protein collagen cấu tạo nên da. Làm cho làn da bị xấu đi, nổi nhiều mụn hoặc bị chảy xệ.
- Không sử dụng kem chống nắng: Nhiều bạn chủ quan với việc không ra ngoài thì không sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, làn da có thể vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những ánh sáng xanh trong các thiết bị điện tử. Do đó, dù ở nhà hay ra ngoài thì cũng nên bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi những tình trạng da thường gặp như trên.
- Tẩy tế bào chết quá thường xuyên: Việc làm sạch tế bào chết sẽ giúp cho da trở nên thông thoáng, sạch sẽ và phục hồi lại năng lượng. Nhưng nếu lạm dụng quá thường xuyên sẽ gây ra tình trạng tổn thương da. Từ đó có thể làm kích ứng, nổi mẩn ngứa và làm da mỏng yếu đi. Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho da khoảng 1 – 2 lần/tuần là phù hợp, riêng với làn da khô thì chỉ cần 1 lần/tuần để tránh gây mất độ ẩm tự nhiên của da.
Ngoài ra, để làn da trở nên sáng khỏe hơn thì bạn hãy có một số thói quen tốt như: ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, rửa mặt mặt mỗi tối, sử dụng mỹ phẩm chính hãng…

Làn da chúng ta là khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên bạn cần nắm rõ các tình trạng da thường gặp để có chẩn đoán chính xác nếu da mắc phải một trong những dấu hiệu đó. Dù là nam hay nữ đều cần phải có cách chăm sóc làn da đúng cách bạn nhé!