Các Loại Dũa Móng Tay Phổ Biến Và Cách Sử Dụng

Trần Hùng
Tháng Tám 14, 2023 5598 lượt xem Đã kiểm duyệt
Các loại dũa móng tay không thể thiếu trong quá trình làm nail nhờ khả năng tạo hình, làm thon gọn móng một cách dễ dàng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng dũa móng khác nhau khiến nhiều người phân vân không biết lựa chọn loại nào phù hợp nhất. Nếu bạn cũng đang tò mò về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dũa bọt biển

Đây là loại dũa phổ biến trong làm nail, nó được thiết kế với nhiều hình dáng phù hợp với mọi form móng, loại móng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của loại dũa này chính là việc sử dụng nhiều lớp vật liệu ép dính vào nhau để tăng độ bền của sản phẩm. 

Ngoài ra, sản phẩm còn được phủ thêm một lớp bọt biển ở phần giữa nhằm tăng sự dẻo dai khi sử dụng. Dũa bọt biển có tác dụng làm nhám bề mặt nail để phá lớp sơn gel đã cũ hoặc chà nhám móng trước khi sơn, đắp bột. Đồng thời, còn giúp tạo hình móng tay theo sở thích.

Dũa kim cương

Ưu điểm của loại dũa này chính là bề mặt có các hạt nhỏ hình kim cương giúp làm tăng độ nhám cho sản phẩm. Nó thường có thiết kế 2 mặt, 1 mặt có tác dụng làm nhám, tạo hình phom móng, mặt còn lại để tăng độ bóng. Dũa kim cương sẽ phù hợp với những người có dạng móng dày, cứng.

Dũa nhám

Dũa nhám có tác dụng làm nhám bề mặt móng trước khi đắp bột, đắp gel hay tạo hình nail. Khi lựa chọn dũa nhám, mọi người sẽ quan tâm đến chỉ số grit, nó thể hiện mức độ thô, nhám của dụng cụ. Độ grit được hiểu là mật độ hạt nhám xuất hiện trên 1 inch, chỉ số grit càng cao thì độ mịn càng lớn. Theo đó, để dễ lựa chọn sản phẩm phù hợp, hãy dựa vào các thông số sau:

  • 80 – 100 grit là loại dũa thô, có độ nhám cao nhất, sử dụng cho móng giả hoặc móng bột.
  • 150 – 180 grit dùng cho việc dũa móng thật.
  • 240 – 280 grit là loại dũa mịn, phù hợp để làm mịn cho những người móng mỏng, dễ hư tổn, gãy.
  • 500 grit là loại có bề mặt mịn cao nhất, nó thích hợp trong việc làm bóng bề mặt móng.

Dũa kim loại

Với những người làm nail chuyên nghiệp thì dũa kim loại là dụng cụ được sử dụng nhiều nhất. Sản phẩm có thiết kế kim loại cứng cáp, độ bền cao, đảm bảo dùng được thời gian dài và có thể làm nhám mọi loại móng khác nhau. Khi mua, nên ưu tiên dòng dũa được làm từ chất liệu thép không gỉ để có tuổi thọ sử dụng lâu nhất.

Dũa móng dạng bút

Cuối cùng là dạng dũa móng hình cây bút được thiết kế theo hình dáng dài với phần thân tiện cho việc cầm tay, kết hợp với đầu đánh nhám được làm bằng đá thạch anh. Bút dũa móng thường có trọng lượng nhẹ, dễ cầm, dễ thao tác, thích hợp sử dụng tại nhà hay tại tiệm nail.

Cách sử dụng dũa móng tay đúng cách

Khi đã lựa chọn được các loại dũa móng tay phù hợp, bạn sẽ tiến hành mài, dũa móng của mình theo mong muốn. Hãy lưu ý thực hiện đầy đủ theo từng bước dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Bước 1: Làm sạch móng tay bằng xà phòng nhằm loại bỏ bụi bẩn. Sát khuẩn hoặc vệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng.
  • Bước 2: Dùng kềm hoặc đồ bấm để cắt bỏ móng thừa, tạo hình theo ý thích.
  • Bước 3: Tiến hành dũa móng bằng dụng cụ mà bạn lựa chọn. Nên lưu ý dũa từ phần đỉnh móng xuống và luôn đặt vuông góc với móng, sau đó bo tròn các góc nhằm tạo sự mềm mại. Nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương móng.
  • Bước 4: Cuối cùng là làm sạch lại bằng nước rồi lau khô.

Câu hỏi thường gặp về Dũa Móng Tay:

Dưới đây là một vài thắc mắc mà khách hàng thường đặt ra khi sử dụng các loại dũa móng tay. Bạn cũng nên tham khảo qua để biết thêm những kiến thức cần thiết.

Dũa móng tay có làm hỏng móng không?

Dũa móng tay không làm hỏng móng nếu như bạn sử dụng đúng cách, đúng quy trình. Nhưng cần lưu ý khi dũa cần nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, không  với tần suất quá sát nhau tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của móng.

Có thể sử dụng dũa móng tay cho móng gel không?

Với dạng móng gel, chị em nên lựa chọn loại dũa có độ nhám cao và cứng cáp, ưu tiên dụng cụ dũa làm từ thép không gỉ. Tuy nhiên, móng gel thường làm bằng chất liệu nhựa acrylic hoặc gel polymer nên có độ cứng cao hơn móng bình thường. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì nên đến tiệm nail để được kỹ thuật viên thực hiện dũa, đảm bảo hiệu quả cao hơn.

Khi nào cần thay dũa móng tay mới?

Sau một thời gian sử dụng, bề mặt dũa sẽ bị mòn, hiệu quả sử dụng không còn được như ban đầu nữa, lúc này bạn hãy thay  dụng cụ mới. Cụ thể, với dạng dũa kim cương, dũa bọt biển thì nên thay sau 2 – 3 tuần sử dụng. Còn dạng dũa kim loại có độ bền lâu thì sau vài tháng bạn thay đổi một lần cũng được.

Tóm tắt

Thông qua bài viết giới thiệu các loại dũa móng tay này chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu hơn và lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Đừng quên theo dõi những kiến thức thú vị về nail được cập nhật mỗi ngày trên nqmedical.vn nhé!

0
0
Rate this post
Chia Sẻ
NQMedical - Đối tác đáng tin cậy cho sự phát triển của bạn trong ngành spa và làm đẹp!

NQmedical chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng cho ngành spa và thẩm mỹ.

- Tư vấn và Setup Spa: Hỗ trợ từ việc thiết kế đến triển khai, giúp bạn tạo nên spa hoàn hảo.

- Cung cấp Máy Laser cho Spa và Làm Đẹp: Sản phẩm công nghệ cao giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của bạn.

- Cung cấp Thiết Bị - Đồ Dùng Spa: Đảm bảo không gian spa của bạn luôn đẹp và chuyên nghiệp.

Gọi ngay Chat ngay Địa chỉ